Danh mục sản phẩm

Đề xuất lập công ty tái cho vay thế chấp nhà

Các chuyên gia đề xuất thành lập công ty này để xử lý tồn kho bất động sản, hình thành thị trường nhà ở cho người thu nhập thấp và giải quyết bài toán nguồn vốn trung, dài hạn cho thị trường.

Đây là một đề xuất trong báo cáo nghiên cứu mới đây của Trung tâm nghiên cứu, Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Nhóm nghiên cứu cho rằng mô hình công ty tái cho vay thế chấp nhà ở quốc gia Cagamas của Malaysia được đánh giá là mô hình thế chấp thứ cấp thành công nhất trong các nước đang phát triển và có thể học tập và áp dụng tại thị trường Việt Nam.

Cagamas Berhad ra đời năm 1986 để thúc đẩy thị trường nhà ở thứ cấp Malaysia. Mô hình Cagamas được World Bank coi như sự thành công trong việc xây dựng thiết chế thanh khoản cho thị trường cầm cố thứ cấp. Cagamas phát hành nợ để lấy vốn và sau đó dùng nguồn vốn này mua bán lại, hỗ trợ các khoản nợ vay mua nhà thế chấp cho các nhà băng cũng như cho người mua nhà (có chọn lựa). Công ty hiện là nhà phát hành nợ lớn thứ hai, chỉ sau chính phủ Malaysia và nắm 41% thị phần tài chính nhà ở của nước này.

Với điều kiện Việt Nam, các tác giả nghiên cứu của BIDV cho rằng công ty có thể huy động và sử dụng vốn vay ODA. Ngoài ra, có thể phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh để lấy vốn tái cho vay, mua lại các khoản cho vay nhà có kỳ hạn lên tới vài chục năm. Bên cạnh đó, có thể phát hành chứng khoán dựa trên các khoản cho vay thế chấp nhà ở (chứng khoán hóa các khoản cho vay thế chấp nhà ở). Nhờ đó, công ty này thực hiện chức năng một kênh dẫn vốn trung và dài hạn từ thị trường vốn tới thị trường thế chấp.

Công ty cũng giúp giải quyết vấn đề đưa nguồn cung vốn dài hạn cho thị trường bất động sản đang thiếu hiện nay, phát triển thị trường tài chính dài hạn cho nhà ở, là công cụ của Chính phủ để hỗ trợ cho các nhóm đối tượng gặp khó khăn.

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, để phát triển thị trường cho vay thế chấp thứ cấp, các nước đều thành lập các định chế tài chính nhà ở đặc biệt thực hiện việc tái cấp vốn để mở rộng tính thanh khoản cho thị trường. Nếu đi vào hoạt động, công ty tái cho vay thế chấp nhà ở quốc gia sẽ góp phần giảm bớt nhiều khó khăn cho thị trường bất động sản.

Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn

 
Các tin tức khác
  • Những nhà đầu tư ngoại vẫn đặt cược vào địa ốc Việt Nam

    Những nhà đầu tư ngoại vẫn đặt cược vào địa ốc Việt Nam

    Bất chấp khủng hoảng và cơn lốc thoái vốn của nhiều dự án FDI, các đại gia đến từ Nhật, Singapore, Malaysia vẫn đầu tư vào thị trường địa ốc Việt Nam và tin tưởng vào kịch bản phục hồi.

  • TP HCM giữ nguyên giá 'đất vàng'

    TP HCM giữ nguyên giá 'đất vàng'

    Năm 2013, khung giá đất trên địa bàn TP HCM không thay đổi nhiều so với năm trước, mức giá trần cao nhất đối với các khu "đất vàng" vẫn là 81 triệu đồng/m2. Cùng bảng giá đất, 7 tờ trình khác cũng được HĐND thông qua.

  • Nhà xã hội có thể được sang nhượng sau 5 năm

    Nhà xã hội có thể được sang nhượng sau 5 năm

    Người mua, thuê mua nhà ở xã hội có thể được phép cho thuê lại, thế chấp chuyển nhượng nhà ở sau 5 năm thay vì 10 năm như quy định hiện hành

  • Những vụ chuyển nhượng địa ốc đình đám năm 2012

    Những vụ chuyển nhượng địa ốc đình đám năm 2012

    Hàng loạt các khách sạn hạng sang như Novotel Phan Thiết, Century (Huế), Daewoo (Hà Nội) lần lượt đổi chủ. Cổ đông khách sạn Metropole cũng đang cân nhắc bán 50% cổ phần

  • 'Địa ốc sắp bước vào chu kỳ mới'

    'Địa ốc sắp bước vào chu kỳ mới'

    Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển cho rằng bất động sản đã trì trệ 5 năm, giá trên đà đi xuống nên có thể năm 2013-2014 thị trường sẽ đi vào chu kỳ mới khi lãi suất giảm và gói hỗ trợ thị trường được Chính phủ triển khai.

  • Bất động sản vẫn đói vốn dài hạn

    Bất động sản vẫn đói vốn dài hạn

    Ngân hàng chỉ mở hầu bao ưu đãi lãi suất ngắn hạn cho khách mua nhà, nhưng vẫn chưa mặn mà bơm vốn cho các dự án. Nhiều chuyên gia nhận định việc thả nổi trần lãi suất kỳ hạn trên 12 tháng sẽ khiến bất động sản tiếp tục đói vốn trong trung dài hạn.